Trao đổi tại toạ đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào?” do câu lạc bộ Nhà báo ICT tổ chức tại Hà Nội ngày 21/10, vấn đề phát triển hệ sinh thái nội dung khi Việt Nam triển khai mạng di động tốc độ cao 4G, các nhà mạng và ngành công nghiệp nội dung số sẽ nỗ lực ra sao để phát triển dịch vụ nội dung cho 4G, đáp ứng nhu cầu thị trường đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia công nghệ.
Ông Phạm Anh Chiến, Giám đốc VTV Digital cho rằng với 4G, cách tiếp cận sẽ hoàn toàn khác xa với cách tiếp cận 2G, 3G. 3G chỉ giải quyết chuyện kết nối Internet, còn 4G sẽ giải quyết hệ sinh thái truyền thông. Do đó, phải có hệ sinh thái đủ mạnh mới có thể nói chuyện 4G thành công hay không.
Cũng theo vị đại diện VTV Digital, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng video rất lớn, thậm chí đứng số 1 Châu Á - Thái Bình Dương về lượng người sử dụng Internet để xem video (hơn 13 triệu người). Sự ra đời của 4G sẽ xóa nhòa khoảng cách của truyền dẫn cáp quang và không dây, chỉ còn khái niệm truyền dẫn tốc độ cao để cung cấp nội dung cho người dùng. Tương lai của truyền hình là 4K rồi 8K, tương tự như 3G rồi 4G. Vì thế, việc chuẩn bị nội dung là vấn đề quyết định đến tương lai cho sự phát triển của 4G tại Việt Nam.
Đánh giá của các chuyên gia cho thấy, 4G được dùng với tiêu chuẩn cao hơn, do đó ngành công nghiệp nội dung số phải đáp ứng đầy đủ các dịch vụ như truyền hình trên Internet, xem phim độ phân giải cao, dịch vụ BigData... Trong đó truyền hình sẽ là sân chơi thu hút nhiều nhà mạng đầu tư tiền của để nhảy vào kinh doanh cạnh tranh.
" alt=""/>4G thành hay bại phụ thuộc vào công nghiệp nội dungĐại diện Qualcomm Đông Nam Á, ông Mantosh Malhotra cho biết, ở một số nước phát triển, 4G đã được triển khai lâu rồi, nhưng đây là thời điểm phù hợp để Việt Nam tiến lên 4G vì hệ sinh thái 4G đã tương đối hoàn thiện và giá thiết bị đầu cuối 4G tương đối rẻ. Việt Nam triển khai 4G chậm hơn 1 số nước, nhưng lại có lợi thế hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G.
Ông Patrick Tsie, Trưởng bộ phận công nghệ, Qualcomm Đông Nam Á - Quản lý mạng công nghệ của Qualcomm tại Hồng Kông cũng chia sẻ, trên thế giới hiện đã có hơn 670 nhà mạng nghiên cứu LTE, trong đó 422 nhà mạng đã triển khai LTE. Với sự phát triển các bước tiến hóa của công nghệ 4G/LTE có thể tốc độ lên tới 450Mbps. Với công nghệ 4G + thì có thể đạt tốc dộ truyền dữ liệu lên tới 450 – 600 Mbps. Tính năng này giúp tốc độ LTE tăng đột biến, trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, đem đến trải nghiệm tốt hơn. Khác hàng có thể dùng streaming video HD kể cả ở vùng phủ sóng rất xa vẫn đảm bảo chất lượng HD. Hiện đã có nhiều nhà mạng sử dụng tính năng này làm phương tiện truyền thông với người tiêu dùng.
Ông Patrick Tsie còn nói thêm, ngoài việc sử dụng trên các băng tần có xin phép, LTE có thể sử dụng trên băng tần không cần cấp phép như băng tần wifi. Bân cạnh đó tính năng Voice of LTE (VoLTE) hỗ trợ cả thoại cho 4G, đây là tính năng mà công nghệ 4G/LTE trước đó không làm được.
![]() |